Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Lời giới thiệu

Đến với các gia đình thân quen, tôi thường nghe các bậc cha mẹ phàn nàn về các con:"Có lớn mà không có khôn" và kể ra để minh chứng cho chuyện này chuyện nọ mà các con đã va vấp trong quan hệ với bạn bè, với những người xung quanh. Ở trường đại học mà tôi giảng dạy, ở các nhà văn hóa, các câu lạc bộ mà tôi đến nói chuyện, tôi thường có dịp tiếp xúc với sinh viên , thanh niên; tôi nhận thấy veè mặt tri thức khoa học, họ đều có trình độ khá cao, họ hiểu biết nhiều, rộng và sâu. Nhưng qua những câu hỏi nhờ tôi giải đáp, qua những điều tâm sự mag họ trao đổi với tôi, họ lại tỏ ra khá non nớt, lúng túng vụng về , phạm nhiều thiếu sót, sai lầm trong việc đối nhận xử thế.
 Những lúc ấy, tôi bỗng nhớ lại một bài thơ viết về loài chim hai âu lớn(albatros): những con chim này vươn đôi cánh lớn bay lượn trên không trung thì rất hùng vĩ nhưng khi bị những anh thủy thủ bắt và thả trên boong tàu, thì với cắp chân kém cỏi chúng bước đi siêu vẹo, chốc chốc lại ngã trông thật đáng thương.
 Trong văn hóa, có một lĩnh vực gọi là văn hóa giao tiếp bao gồm những phép tắc, những điều cần tránh, những điều nên làm trong giao tiếp này nhiều khi lại cần thiết hơn thứ văn hóa uyên bác nữa. Là vì, nếu chỉ là những cuộc giao lưu thường ngày, không phải là những công việc chuyên môn, mấy khi cân phải dùng đến tri thức khoa học cao; nhưng chỉ một cử chỉ không đẹp mắt, một lời nói không vừa tai, ta có thể bị xem là người thiếu văn hóa. Sự lịch lãm nhiều khi biểu lộ nhân cách hơn là sự thông thái.
 Trở lại câu chuyện về các thanh niên nói trên, tôi nghĩ rằng trong sự giáo dục có phần thiếu sót.
 Ngày nay, đối với thanh niên nói chung, công việc chuẩn bị hành trang cho họ vào đời là do nhà trường đảm nhiệm.
 Trong các môn học tùe mẫu giáo, vỡ lòng, qua trung học, đến đại học, môn học nào dạy cho họ biết cách đối nhân xử thế?
 Toán, lý, hóa , sinh, sử địa,...dạy cho họ hiểu thế giới tự nhiên xã hội; họ hiểu và biết cách xử lý các vấn đề chuyên môn khoa học, nhưng còn trong các công việc đời thường?
 Môn văn và tiếng Việt thì có fạy cho họ cách nói năng nhưng mới chỉ dạy nói, viết sao cho đúng, cho văn vẻ thôi, chưa dạy cho họ biết cách đối đáp trong các hoàn cảnh, tính huống mà thường ngày họ gặp, "liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau"
 Có môn giáo dục công dân, nhưng mục tiêu của môn học đúng như cái tên của nó, là giáo dục để làm công dân: ở các lớp cao, dạy chính trị, kinh tế, mấy bài đạo đức ở cấp một, cấp hai dạy bổn phận của đứa trẻ đối với cha mẹ, anh em , bạn ,thầy... chưa phải là những bài học xử thế.
 Nhà trường không dạy. Trách nhiệm này coi như thuộc về phần gia đình, xã hội.
 Trước kia, gia đình làm công việc này khi thanh thiếu niên còn là những đứa con trong gia đình. Ông bà, cha mẹ, anh chị dạy cháu,con, em từng lời nói cử chỉ bảo ban, uốn nắn , quở phạt, khi có những lỗi lầm. Nhưng ngày nay, ít gia đình quan tâm đến công việc này. Phần vì quá bận làm ăn, phần tin cậy đã có nhà trường.
 Nói là xã hội dạy, có hai cách hiểu:
 Một là, vào đời cọ xát va chạm, vấp ngã, con người sẽ khôn ngoan, biết cách đối xử.
 Hai là, thanh niên qua học hỏi những người lớn, qua sách báo, điện ảnh, sân khấu, được học bổ sung, ngoại khóa những gì mà nhà trường không dạy. Hai biện pháp này, trong tình hình thực tế hiện nay, hẳn nhiều người cho là lợi chưa nhiều. Vì cuộc sống, trên sách báo, phim, kịch những cái tốt đẹp, lành mạnh có tác dụng giáo dục thì chưa nhiều mà những cái xấu vẫn còn. Không tiêm chủng, phòng ngừa cho tuổi trẻ mà cứ mặc họ bỡ ngỡ, nông nổi ngơ ngác đi vào " chợ đời" đầy những phức tạp thì khác nào không dạy họ đi bơi mà đẩy họ xuống dòng nước xoáy.
 Phải có những cuốn sách dạy họ cách xử thế. Trên các cửa hàng sách , tôi thấy rất nhiều, quá nhiều những sách dạy, Tiếng Anh, Mỹ, Những sách dạy buôn bán , những truyện... mà sách dạy sống đẹp, sống vui, sống hài hòa với con người, với xã hội thì hiếm.
 Tôi rất mừng thấy cuốn Tinh hoa xử thế được xuất bản.
 Trong Lời tác giả ở đầu sách, tác giả viết:" Việc làm đó đối với tôi chrỉ có một giới hạn đơn sơ và nhỏ hẹp như thế. Tôi không nuôi cao vọng gì ngoài tư tưởng tầm thường là được phép trình bày những nghệ thuật xử thế của con người qua hai thế hệ Xưa và Nay và đem dùng trong hoàn cảnh hiện tại...
 ...Để kết thúc, nếu những tư tưởng này của cả nhân tôi mà bạn thấy được một vài điều hợp vậy giờ đây xin bạn hãy ngồi lại đây cùng tôi đàm đạo về mấy điều"Tinh hoa xử thế" này.
 Những lời này chỉ là những lời khiêm tốn tác giả Lâm Ngữ Đường là một học giả, một nhà văn lừng lẫy tiếng tăm của Trung Quốc. Các tác phẩm của ông hoặc viết bằng tiếng Anh văn, viết bằng tiếng Trung văn đều được dịch ra nhiều thứ tiếng và do các nhà xuất bản có uy tín trên thế giới ấn hành.
 Ông là một nhà văn hóa được thế giới hâm mộ và ở Trung Quốc hiện nay ông cũng được tôn trọng.
 Điều nổi bật trong nhân cách học giả, nhân cách văn hào của ông là cái vốn học vấn kết hợp Đông,Tây,Cổ kim nhuần nhị và mặc dù sống nhiều ở các nước phương Tây,cốt cách tư tưởng của ông vẫn là Trung Hoa, phương Đông, các bạn độc giả khi đọc sách này chắc cũng thấy rõ.
 Trong lời cuối chuyện tác giả lại nói:
 " Với những tư tưởng của riêng tôi, trong một câu chuyện đơn thuần ... tôi đã hầu chuyện cùng các bạn với một lập luận thông thường mà tôi tin tưởng rằng trong quý vị không ai là không hiểu".
 Đây chính là một điểm đặc sắc, một ưu điểm khiến cho tác phầm của Lâm Ngữ Đường, trong cuốn sách này cũng vậy, dễ đi vào lòng người đọc: những ý nghĩa sâu sắc diễn đạt bằng một văn phong giản dị, trong sáng.
 Tôi tin rằng cuốn sách này sẽ được mọi người , đặc biệt là các bạn trẻ đọc kĩ và rút ra được nhiều điều bổ ích cho mình...
                                                               Giáo sư Hoàng Như Mai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lời tác giả

Kính thưa quý vị. Từ xưa đến nay, trong tất cả mọi sinh hoạt đời sống con người, người thường thẩm đinh giá trị cuộc sống của mỗi người qu...